Trong quá trình niềng răng chỉnh nha, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Có không ít người thắc mắc rằng “Niềng răng ăn mì được không? Nên và không nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe răng miệng trong quá trình chỉnh nha?”. Câu trả lời sẽ được bác sĩ Phạm Hồng Đức (Nha khoa Thúy Đức) giải đáp ngay trong nội dung dưới đây.
Mục lục
Niềng răng là gì? Lợi ích của niềng răng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến trên thế giới, được nhiều người lựa chọn đầu tiên khi muốn điều chỉnh các răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này sử dụng hệ thống các khí cụ niềng răng như mắc cài, dây thun nha khoa, hệ thống nắp trượt tự động hoặc khay niềng trong suốt để tạo lực đẩy, kéo các răng. Niềng răng chỉnh nha giúp chúng ta sở hữu bộ răng hoàn hảo nhất, cải thiện tính thẩm mỹ của toàn gương mặt. Đồng thời quá trình ăn nhai cũng thuận lợi hơn, hỗ trợ phần nào giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Những trường hợp phù hợp để thực hiện niềng răng chỉnh nha: răng hô, móm, mọc lệch lạc, chen chúc, răng thưa… Nhờ hệ thống khí cụ răng được điều chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện tình trạng sai khớp cắn. Thực tế niềng răng là phương pháp bảo tồn răng tối đa, hạn chế những xâm lấn trực tiếp đến răng và xương hàm. Phương pháp này không gây ảnh hưởng đến nướu, các mô mềm trong khoang miệng và không làm giảm tuổi thọ của răng. Răng di chuyển từ từ nhờ lực kéo, đẩy rất nhỏ của các khí cụ. Do đó quá trình niềng răng thường kéo dài khoảng 2 đến 3 năm, nhưng hiệu quả lại đáng kinh ngạc.
Tùy vào độ tuổi, tình trạng bộ răng, sức khỏe răng miệng và kỹ thuật niềng răng mà thời gian điều trị có thể kéo dài hoặc rút ngắn hơn so với bình thường. Bạn cần đến các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng để được kiểm tra, tư vấn và có lộ trình niềng răng phù hợp. Niềng răng càng sớm, hiệu quả đạt được càng cao (độ tuổi thích hợp nhất để niềng răng chỉnh nha mang lại hiệu quả tốt nhất là từ 9 đến 16 tuổi).
Niềng răng mang lại rất nhiều lợi ích cho người thực hiện, không chỉ là sức khỏe mà còn giúp thay đổi tài vận, cụ thể:
- Tăng tính thẩm mỹ cho bộ răng và gương mặt, giúp bạn tự tin hơn trong cuộc sống
- Cải thiện, khắc phục các khiếm khuyết của răng như mọc lệch lạc, chen chúc, răng thưa, răng móm…
- Hàm răng thẳng, đều, đúng khớp cắn tăng cường sức khỏe răng niềng và sức khỏe tổng thể.
- Hỗ trợ việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt hơn.
- Thu hẹp khoảng cách giữa các răng hoặc đóng khoảng trống mất răng.
- Hỗ trợ cải thiện phần nào tình trạng rối loạn tiêu hóa.
- Giúp can thiệp sớm các vấn đề răng miệng.
- Khắc phục nhược điểm phát âm.
Đọc thêm: Nha sĩ tiết lộ những lưu ý quan trọng bạn cần biết trước – trong và sau khi niềng răng
Niềng răng ăn mì được không?
Tuy là phương pháp chỉnh nha khá phổ biến nhưng vẫn có rất nhiều người chưa hiểu rõ các vấn đề liên quan đến niềng răng. Trong thời gian gần đây có rất nhiều khách hàng tới thăm khám và điều trị tại Nha khoa Thúy Đức và đặt câu hỏi rằng “Niềng răng ăn mì được không?”.
Thời gian đầu sau khi hoàn thành ca niềng răng, nhiều người chưa quen với việc đeo khí cụ nên sẽ có cảm giác vướng víu hoặc đau xót khi nói chuyện, khi ăn nhai. Do khí cụ cọ xát vào các bộ phận má trong, nướu và lưỡi. Các răng bắt đầu chịu tác động của lực dẫn đến việc bạn cảm thấy hàm bị ê buốt, đau nhức. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì sau vài ngày những cảm giác này sẽ sớm biến mất.
Những ngày đầu đeo niềng răng thật không đơn giản. Có những người chưa thích nghi được với sự thay đổi. Bạn cần cẩn thận trong mọi hoạt động của răng, hàm đặc biệt là khi ăn nhai và vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Một số lưu ý của bác sĩ Phạm Hồng Đức AAO khách hàng cần lưu ngay vào sổ tay như sau:
Những ngày đầu bạn chỉ nên sử dụng các loại thức ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp, cơm mềm, sữa, trứng, các loại trái cây chín,… Những loại thực phẩm này cung cấp năng lượng và dưỡng chất cần thiết để cơ thể phục hồi và giúp hoạt động sinh hoạt hàng ngày diễn ra bình thường. Bạn không nên ăn các loại thức ăn dai, cứng. Trong quá trình nhai những loại thức ăn này mắc cài có thể bị bung, tuột hoặc lệch lạc, gây đau nhức. Ngoài ra những loại thức ăn dễ bám dính cũng nên hạn chế trong thời gian này để tránh việc chúng bám dính vào các ngóc ngách gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng.
Trong đó mì là một loại thực phẩm mềm, dễ ăn, không cần dùng nhiều lực nhai và không dễ dính bám, đạt các tiêu chí phía trên. Do đó bạn hoàn toàn có thể sử dụng mì trong quá trình niềng răng chỉnh nha.
Nên ăn gì khi niềng răng?
Khoảng thời gian đầu khi mới niềng răng bạn sẽ cảm thấy căng tức. 1 tuần đầu tiên, khoảng 2 đến 3 ngày bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và siết răng 1 lần, do đó bạn sẽ có cảm giác trên. Chế độ dinh dưỡng, các món ăn trong giai đoạn này cần đặc biệt đảm bảo các yếu tố như mềm, lỏng, ít vụn, cặn nhưng vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm, món ăn đảm bảo đáp ứng những điều này bạn có thế tham khảo như sau:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như: sữa tươi, phô mai, bơ mềm, sữa chua, các loại bánh mềm,…
- Trứng và các món ăn làm từ trứng cần bổ sung 1 lượng vừa đủ. Vitamin D có trong trứng được chứng minh rất tốt cho răng miệng.
- Một số loại bánh như: bánh mỳ, bánh xốp mềm không rắc hạt, bánh ngọt. Những món ăn này vừa ngon, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt chúng không làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai trong giai đoạn mới niềng răng.
- Thực phẩm mềm, xốp khác như các loại mì sợi, ngũ cốc, cơm nấu mềm,…
- Thức ăn được nấu chín mềm, ninh kỹ như cháo, bún, phở, súp…
- Trong thực đơn cũng cần có các món từ thịt đỏ. Lưu ý những món ăn này cần chế biến cẩn thận sao cho thịt mềm, nhỏ, dễ ăn nhai. Bạn có thể làm món thịt hầm, thịt băm viên,… Các loại hải sản, thịt gia cầm,… cũng chế biến tương tự.
- Bổ sung thêm rau quả, đậu phụ,… khoai tây nghiền.
- Thêm các loại trái cây vào thực đơn. Bạn có thể ăn trực tiếp nếu loại quả đó mềm hoặc có thể xay sinh tố để uống.
- Có thể ăn thêm các loại kem, sữa, chocolate, các loại bánh mềm…
Hoạt động ăn nhai của người đeo niềng răng gặp nhiều khó khăn hơn so với bình thường, việc ăn uống do đó mà cần phải cẩn trọng hơn. Bạn luôn phải có chế độ ăn uống tỉ mỉ, khoa học, đặc biệt lưu ý lựa chọn những món ăn mềm và tốt cho răng miệng.
Một lưu ý nữa mà người niềng răng cần nhớ kỹ là thực hiện ăn chậm, nhai chậm. Mỗi ngày, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách từ 2 đến 3 lần. Một chế độ ăn uống hợp lý trong quá trình niềng răng sẽ giúp cơ thể của bạn hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời hỗ trợ phần nào làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Bạn cũng học được cách ăn uống khoa học có lợi cho sức khỏe tổng thể.
Bên cạnh đó người niềng răng cũng cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể. Khi thiếu vitamin sẽ khiến cho lợi dễ bị chảy máu. Nghiêm trọng hơn là trong quá trình niềng răng bất kỳ tổn thương nào cũng đều khó lành hơn bình thường.
Gợi ý: Các món dễ ăn và giàu dinh dưỡng cho người đang niềng răng
Không nên ăn gì khi niềng răng?
Loại thực phẩm đầu tiên người niềng răng nên tránh là những loại đồ ăn cứng. Bởi chúng khiến răng và hàm phải hoạt động mạnh hơn trong quá trình ăn nhai. Như vậy không chỉ gây đau cho răng và hàm. Thậm chí cấu trúc của hàm đang trong quá trình dịch chuyển do sự siết chặt của khí cụ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng. Tình trạng sẽ khó kiểm soát. Thậm chí có thể làm sứt khay niềng hoặc bung, tuột các mắc cài. Bên cạnh đó bạn cũng cần tránh ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Khi răng đã bắt đầu ổn định và bạn quen dần với việc đeo niềng, không còn cảm giác căng tức, đau hay khó chịu nữa thì chế độ ăn uống cũng sẽ thoải mái hơn. Nhưng vẫn cần cẩn thận khi lựa chọn và chế biến. Lúc này bạn cần duy trì thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho hoạt động của cơ thể, đặc biệt là bổ sung thêm protein.
Bạn cần lưu ý loại bỏ những loại thực phẩm và món ăn dưới đây để đảm bảo quá trình niềng răng đạt được hiệu quả tốt nhất.
- Đồ ăn dẻo, dai: bánh dày, bánh nếp, bánh mì có vỏ dai cứng, kẹo dẻo, xôi chiên…
- Các món ăn giòn như bỏng ngô, bim bim, gà chiên giòn, khoai tây chiên giòn,…
- Thực phẩm cứng, khó nhai khiến răng và hàm hoạt động mạnh hơn như đá viên, gân bò, thịt sụn, xương,…
- Món ăn cần phải nhai nhiều lần như thịt bò, bắp ngô luộc,…
- Món ăn quá nóng như lẩu, đồ ăn trong bát đá,… Món ăn quá lạnh như kem, đá viên, sữa chua lạnh,…
Vì sao cần chú ý lựa chọn thực đơn cho người niềng răng?
Sau khi thực hiện ca niềng răng các bộ phận như má, môi, lưỡi, nướu còn “lạ lẫm” với bộ khí cụ và chưa thể thích ứng được. Khi ăn nhai hoặc giao tiếp bạn sẽ cảm thấy cộm, vướng víu khó chịu.
Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau, căng tức do dây cung và mắc cài tác động lực kéo, đẩy lên các răng. Cảm giác này sẽ xuất hiện trong những ngày đầu đeo niềng răng. Tuy nhiên chỉ sau 1 vài tuần khi các bộ phận trong miệng đã quen với lực kéo của dây cung và các khí cụ bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn bình thường. Cảm giác đau nhức, căng tức không còn nữa, hoạt động ăn nhai cũng dễ dàng hơn. Mức độ đau nhức sau khi niềng răng ở từng người là khác nhau, tùy vào cơ địa và độ nhạy cảm của răng. Những người có răng nhạy cảm hơn sẽ thấy đau nhức, hơi ê. Cũng có nhiều người không hề trải qua cảm giác này.
Bạn sẽ được gắn các mắc cài, dây cung hoặc đeo khay niềng trong suốt sau khi thực hiện ca niềng răng. Các khí cụ này sẽ tạo ra lực co kéo để điều chỉnh răng về đúng khớp cắn, giúp đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn. Do đó trong quá trình chỉnh nha này răng và hàm sẽ yếu hơn bình thường rất nhiều. Bởi vậy bên cạnh việc vệ sinh răng miệng đúng cách bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để hạn chế tối đa tổn thương cho răng, hàm.
Tiêu chí xây dựng thực đơn cho người niềng răng
Để sở hữu bộ răng đúng khớp cắn, thay đổi thẩm mỹ của gương mặt bạn cần xây dựng 1 thực đơn chuẩn cho người niềng răng. Dưới đây là một số tiêu chí cần phải tuân thủy:
- Các loại thực phẩm không quá cứng, mềm, vừa ăn, không quá dai là lựa chọn tốt nhất cho bạn trong suốt quá trình niềng răng chỉnh nha.
- Lựa chọn những thực phẩm ít cặn bã, hạn chế ăn thịt quá dai để tránh việc thức ăn bị giắt vào kẽ răng khiến quá trình vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có đường, nên lựa chọn các món ăn ít đường hoặc không đường để phòng ngừa tình trạng sâu răng.
- Tránh ăn nhai nhồm nhoàm vì răng và hàm phải dùng nhiều lực làm ảnh hưởng đến các khí cụ niềng răng.
Với nội dung trên bác sĩ Phạm Hồng Đức (Bs. Đức AAO) đã giải đáp thắc mắc “Niềng răng ăn mì được không?”. Để sở hữu 1 hàm răng thẳng hàng, đều đẹp, đúng khớp cắn và tính thẩm mỹ cao hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.
Xem thêm:
———————————————
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Fanpage: https://www.facebook.com/nhakhoathuyduc/
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page